Quy trình sản xuất cà phê nhân sạch mà bạn nên biết

Với mục tiêu sản xuất cà phê nhân sạch – ngon – đảm bảo an toàn mà lợi nhuận cao. Người trồng cà phê phải luôn cẩn thận, tỉ mỉ trong từng giai đoạn, quá trình chế biến. Đảm bảo cà phê sản xuất ra phải an toàn cho người tiêu dùng . Vậy cà phê nhân sạch được sản xuất ra như nào? Hãy tìm hiểu quy trình sản xuất cà phê nhân sạch cùng Mơak Coffee nhé!

1. Cà phê nhân sạch là gì?

Cà phê nhân sạch được hiểu là 100% hạt cà phê không pha trộn hay lẫn thêm bất cứ loại nào hết. Từ quy trình trồng trọt, chắm sóc, thu hái và sơ chế đều phải đảm bảo an toàn và đạt được chất lượng tốt.

Có 2 loại cà phê nhân, cà phê nhân Arabica và cà phê nhân Robusta, 2 loại cà này có kích cỡ và sàng khác nhau.

Giống cà phê Arabica được trồng ở những nơi có độ cao trên 1.000m, nơi có khí hậu mát mẻ.

Khác với Arabica, Robusta là giống cà phê ưa nắng, ưa khi hậu nhiệt đới nên trồng ở những vùng thấp. Giống cây này kháng bệnh rất tốt.

quy-trinh-san-xuat-ca-phe-nhan-sach-ma-ban-nen-biet

2. Quy trình sản xuất cà phê nhân sạch

Trên thực tế, việc chế biến cà phê sẽ phức tạp hơn nhiều, mỗi loại cà phê sẽ có quy trình chế biến khác nhau. Vậy quy trình đó như thế nào để sản xuất ra được một loại cà phê sạch? Hãy xem các quy trình sản xuất cà phê nhân sạch dưới đây:

Trồng và thu hoạch cà phê

Sau khi cây cà phê trưởng thành và ra quả, khi trái cà phê chuyển sang màu đỏ thì trái cà phê đã chín và tiến hành thu hoạch.

Đa số người dân sẽ chọn cách thủ công là trải bạt dưới gốc cây và tuốt tùng nhánh. Như vậy cà phê sẽ không bị dập nát và trừa lại những trái còn xanh.

quy-trinh-san-xuat-ca-phe-nhan-sach-ma-ban-nen-biet

Tiến hành sơ chế và phơi cà phê

Sau khi hái, cà phê sẽ được đem ra phân loại và làm sạch ngay sau đó. Tránh để lâu cà phê sẽ bị dập nát, cà phê sẽ không được tươi.

Thông thường, cà phê sẽ được rửa để loại bỏ bụi bẩn, sâu bọ và những trái bị hư hỏng. Sau đó sẽ mang qua máy để sàng và phân loại quả to, qua nhỏ, chín và chưa chín.

Cuối cùng là tiến hành phơi khô cà phê. Thời gian để phơi khô một mẻ cà phê tươi là khoảng 25-30 ngày. Khi nào trái cà phê chỉ còn độ ẩm từ 12-13% là đạt yêu cầu.

Tách vỏ cà phê

Sau khi cà phê phơi khô thì sẽ được mang đi xay – xát bằng máy. Kết quả sẽ thu được nhân cà phê và vỏ thóc. Trong nhân cà phê là hạt bên trong quả và vỏ thóc là lớp bên ngoài quả cà phê cùng chất nhầy vốn có.

Cà phê nhân lúc này chỉ là cà phê xô vì chưa qua bất kì công đoạn phân loại hay sàng lọc nào cả.

quy-trinh-san-xuat-ca-phe-nhan-sach-ma-ban-nen-biet

Quá trình lên men

Hạ cà phê sẽ được đem đi ủ cùng với các enzym thiên nhiên và chế phẩm enzym bổ sung để lên men. Thời gian quá trình lên men từ 12-36 giờ tuỳ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ và độ dày trên hạt cà phê.

Sau khi lên men, lớp chất nhầy bám tren hạt bị mất kết cấu nhớt nên có thể dễ dàng rửa sạch với nước.

Sấy khô

Sau khi lên men, hạt cà phê tiếp tục được rửa bằng nước sạch. Lúc này, hạt cà phê có độ ẩm khoảng 57-60% và phải được sấy khô cho tới khi độ ẩm cà phê còn là 12,5%.

Nếu như phơi nắng thì công đoạn này mất từ 8-10 ngày. Sấy khô bằng máy đảm bảo sẽ nhanh hơn nhưng phải giám sát kỹ hơn.

Cà phê nhân sạch thành phẩm độ ẩm chỉ còn rất thấp nên có thể bảo quản trong thời gian dài mà không bị mốc hay mất đi hương vị tự nhiên.

Tuỳ theo nhu cầu sử dụng, cà phê nhân sạch có thể đem đi đánh bóng tuỳ thích.

Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết này. Mọi chi tiết mọi người tham khảo tại bmtcogi.com nhé!

Chú ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho chúng tôi, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác có thể để lại bình luận bên dưới để chúng tôi có thể cập nhật thông tin chính xác hơn.

Bình luận đánh giá của bạn

avatar
  Nhận thông báo email  
Nhận thông báo cho
Cúc Họa Mi Cúc Họa MiNgười đóng góp
Chuyên chia sẽ các bài viết về ẩm thực và du lịch những địa điểm check in nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột